Đái tháo đường thai kỳ, một tình trạng nguy hiểm khi mang thai, có thể gây biến chứng cho mẹ và thai nhi. Kiểm tra chỉ số đường huyết sau 2 giờ là quan trọng trong quản lý thai nghén.
- Sức khỏe và muối: 13 công dụng bất ngờ cần biết
- Hiểu rõ về các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến
- Xét nghiệm D-dimer là gì? Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm D-dimer?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng nguy hiểm có thể xuất hiện khi mang thai
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng nguy hiểm có thể xuất hiện khi mang thai, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả thai phụ và thai nhi. Kiểm tra chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý thai nghén, giúp phát hiện và điều trị đái tháo đường thai kỳ đúng cách để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Tình trạng nguy hiểm khi mang thai
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mà sự rối loạn dung nạp đường xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu trong thời kỳ mang thai. Ở thai phụ mắc bệnh, khả năng sử dụng glucose của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng đường trong máu và nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân của sự rối loạn dung nạp đường trong phụ nữ mang thai có thể được giải thích bởi sự tăng nồng độ các hormone nữ như estrogen và progesterone do thai nghén gây ra. Các hormone này ảnh hưởng đến thụ thể insulin trên tế bào, tăng sự đề kháng với insulin – loại hormon điều hòa đường huyết. Nếu lượng insulin không đủ để vượt qua sự đề kháng này, đường trong máu sẽ tăng, dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Những người có khả năng cao bị đái tháo đường khi mang thai
Những phụ nữ mang thai có các đặc điểm sau đây đối diện với nguy cơ cao hơn về đái tháo đường thai kỳ so với những người không có:
- Có người thân trong gia đình đã mắc đái tháo đường.
- Bản thân thai phụ đã từng trải qua đái tháo đường khi mang thai trước đó.
- Sinh con với cân nặng từ 4000g trở lên.
- Có tiền sử thai lưu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tiền sử sinh con có dị tật.
- Sảy thai liên tiếp 3 lần trở lên.
Khi nào nên thực hiện kiểm tra đường huyết trong thai kỳ?
Theo Giảng viên Cao đẳng Y dược chính quy: Ngay từ cuộc hẹn khám thai đầu tiên, thai phụ cần thực hiện cuộc thăm khám để ghi nhận tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình, cùng với lịch sử thai sản và các triệu chứng hiện tại. Quá trình này giúp đánh giá và xác định nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Trong trường hợp thai phụ không có yếu tố nguy cơ, cần thực hiện kiểm tra đường huyết lúc đói vào khoảng 24-28 tuần thai kỳ. Nếu kết quả đường huyết lúc đói có bất thường (≥ 92 mg/dl), thai phụ sẽ được tiến hành kiểm tra bằng nghiệm dung nạp glucose đường uống.
Đối với thai phụ có yếu tố nguy cơ, nên thực hiện kiểm tra bằng nghiệm dung nạp glucose đường uống trong 3 tháng đầu thai kỳ, ngay từ cuộc hẹn khám thai đầu tiên. Nếu kết quả bình thường, có thể lặp lại xét nghiệm vào khoảng 24-28 tuần thai kỳ.
Chỉ số đường huyết sau 2 giờ là kết quả của xét nghiệm tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Hiểu rõ về chỉ số đường huyết sau 2 giờ ăn
Chỉ số đường huyết sau 2 giờ là kết quả của xét nghiệm tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Áp dụng chế độ ăn carbohydrate bình thường trong 3 ngày trước xét nghiệm.
- Đêm trước xét nghiệm, thai phụ cần nhịn ăn từ 22 giờ hoặc ngưng bổ sung calo ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.
Thực hiện nghiệm pháp:
- Lấy mẫu máu lần đầu và đo đường huyết khi đang đói.
- Pha 75g glucose trong 200 ml nước và uống trong 3 – 5 phút.
- Đo đường huyết sau 1 giờ uống dung nạp glucose.
- Đo đường huyết sau 2 giờ uống dung nạp glucose
Kết quả glucose máu bình thường:
- Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5,1 mmol/L)
- Sau 1 giờ, nồng độ glucose máu phải ≤ 180 mg/dl (10 mmol/L)
- Sau 2 giờ, nồng độ glucose máu phải ≤ 153 mg/dl (8,5 mmol/L)
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ:
- Trong lần khám thai đầu tiên, nếu có một trong các kết quả sau: đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L, hoặc HbA1c > 6,5%
- Khi thai 24-28 tuần, nếu có 2 trong 3 kết quả vượt quá mức bình thường khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose.
Khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, việc quản lý cần được thực hiện một cách cẩn thận và đảm bảo sự chăm sóc toàn diện. Mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ, điều trị một cách hiệu quả và kiểm soát nồng độ glucose máu một cách chặt chẽ trong suốt thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ. Điều này nhằm ngăn chặn mức thấp nhất có thể các biến chứng tiềm ẩn cho cả mẹ và bé.
Ngoài việc sử dụng thuốc, thai phụ cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống, duy trì sinh hoạt khoa học và lành mạnh, cũng như thực hiện luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị.
Chăm sóc sức khỏe đường huyết sau bữa ăn 2 giờ: Bí quyết cho thai phụ để kiểm soát chỉ số đường huyết
Giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội cho biết: Để giảm nguy cơ đường huyết tăng cao sau ăn 2 giờ và ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ, thai phụ nên thực hiện những biện pháp sau đây:
Chế độ dinh dưỡng chặt chẽ: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, Ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, rau xanh, củ quả và Hạn chế thức ăn có đường, đồ ngọt, và thực phẩm chế biến. Điều này bao gồm việc hạn chế thức ăn giàu carbohydrate đơn và chọn lựa thức ăn có chỉ số đường huyết thấp.
Luyện tập thể dục đều đặn: Thực hiện hoạt động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, như đi bộ nhanh hay đạp xe đạp. Điều này giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và kiểm soát đường huyết và cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Theo dõi cân nặng: Giữ cân nặng ổn định và tránh tăng cân quá mức là một cách hữu ích để kiểm soát đường huyết sau ăn. Giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai
Kiểm soát căng thẳng: Học cách giảm căng thẳng thông qua thiền, yoga, hoặc các hoạt động giảm căng.
Tuân thủ theo hướng dẫn bác sĩ: Nên tuân thủ đúng lịch trình khám thai và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể dục.
Đái tháo đường thai kỳ, một bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi. Xét nghiệm dung nạp glucose, đặc biệt chỉ số đường huyết sau 2 giờ, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Việc duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng để dự phòng đái tháo đường thai kỳ trong thai kỳ.
Theo Tin tức ngành Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp