Site icon TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR

Những đặc điểm của kháng sinh ciprofloxacin gây nguy hiểm khi sử dụng

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về kháng sinh cụ thể là bài “Bạn biết gì về kháng sinh?”. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về kháng sinh Ciprofloxacin và những lưu ý khi sử dụng kháng sinh ciprofloxacin để giảm một sô tác dụng không mong muốn.

Đặc điểm của kháng sinh ciprofloxacin gây nguy hiểm khi sử dụng

Chúng ta sẽ tập trung vào một loại kháng sinh gọi là ciprofloxacin – một loại kháng sinh thuộc nhóm quinolone. Ciprofloxacin còn được gọi là Cipro, một trong những biệt dược; thuốc này có sẵn dưới dạng viên nén và hỗn dịch uống. Sau đây các Dược sĩ Cao đẳng của chúng tối sẽ chia sẻ và thảo luận về cách sử dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và một số biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi sử dụng ciprofloxacin.

1. Ciprofloxacin có phải là một loại penicillin không?

Như chúng tôi đã nêu ở trên, ciprofloxacin không phải là penicillin. Nó là một loại kháng sinh thuộc nhóm kháng fluoroquinolone phổ rộng. Còn penicillin thuộc nhóm Beta-lactam, trong đó có phân nhóm (Penicillins, Cephalosporins, Carbapenems, ngoài ra còn có Monolactams và Chất ức chế beta-lactamase

Cây phân loại một số kháng sinh trong nhóm kháng sinh Beta-lactam.
Các thế hệ kháng sinh của nhóm kháng sinh Quinolone

2. Ciprofloxacin được sử dụng để làm gì?

Ciprofloxacin có phổ sử dụng rộng. Nó được FDA chấp thuận để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu; nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu ; nhiễm trùng tuyến tiền liệt; nhiễm trùng da; nhiễm trùng xương khớp; nhiễm trùng đường tiêu hóa; sốt thương hàn; viêm xoang; viêm phế quản; nhiễm trùng đường hô hấp dưới; và các bệnh truyền nhiễm. Ciprofloxacin cũng được kê toa cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng hỗn hợp, có nghĩa là nhiễm trùng gram dương và gram âm.

Điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm Virus như cảm lạnh và cúm thông thường.

Phổ kháng khuẩn của nhóm kháng sinh Quinolone.

3. Làm thế nào để sử dụng ciprofloxacin?

Thuốc này có sẵn dưới dạng viên nén giải phóng tức thời, viên nén giải phóng kéo dài (Cipro XR) và hỗn dịch uống. Bạn không nên thay thế một loại ciprofloxacin bằng một loại khác.

Viên nén ciprofloxacin và hỗn dịch ciprofloxacin thường được dùng hai lần một ngày. Các viên nén giải phóng kéo dài thường được dùng một lần mỗi ngày. Liều lượng và thời gian điều trị bằng ciprofloxacin sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng. Ví dụ, 250 mg x 2 lần/ngày trong 7-10 ngày đối với nhiễm trùng đường tiết niệu chưa có biến chứng và 500 mg x 2 lần/ngày trong 7-14 ngày đối với nhiễm trùng đường tiết niệu đã có biến chứng. Liều dùng ở bệnh nhi phụ thuộc vào cân nặng của trẻ.

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Hoàng Duyên giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh nhân không dùng nhiều hơn hoặc ít hơn thuốc này so với bạn đã được kê đơn. Ngoài ra, không dùng nó trong thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn so với quy định. Điều trị kéo dài bằng thuốc kháng sinh có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu bạn đã lỡ quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo theo lịch trình dùng thuốc thông thường của bạn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi khi bác sĩ kê sử dụng Ciprofloxacin. Đừng ngừng dùng ciprofloxacin cho đến khi bạn hoàn thành toàn bộ liệu trình do bác sĩ chỉ định cho dù bạn cảm thấy khỏe như thế nào. Ngừng ciprofloxacin quá sớm hoặc bỏ qua các liều có thể dẫn đến việc điều trị nhiễm khuẩn không triệt để. Có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hiện tại của bạn hoặc kháng thuốc kháng sinh, khiến cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.

4. Ciprofloxacin có phải là kháng sinh mạnh không?

Có, ciprofloxacin được coi là một loại kháng sinh “mạnh”. Nó thuộc nhóm kháng sinh quinolone phổ rộng đã được chứng minh hiệu quả điều trị chống lại nhiều loại vi khuẩn.

5. Những rủi ro của việc sử dụng ciprofloxacin là gì?

Giống như hầu hết các loại thuốc, ciprofloxacin có thể gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nôn, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, nhức đầu và buồn ngủ,…

Ciprofloxacin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh dẫn đến bệnh thận ngoại biên, đứt gân, yếu cơ (dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh nhược cơ), lượng đường trong máu thấp, tâm trạng và hành vi thay đổi nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bệnh tâm thần hiện có trở nên tồi tệ hơn. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác cần chú ý là co giật, tổn thương gan và kéo dài khoảng QT, có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. Ngừng dùng thuốc này và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như trên.

Ciprofloxacin có thể gây phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng dị ứng phản vệ, chẳng hạn như phát ban da, khó thở hoặc sưng mặt hoặc lưỡi. Nên đến cơ sở y tế gần nhất và kịp thời.

6. Tôi nên tránh gì khi dùng ciprofloxacin?

Ciprofloxacin có thể có tương tác thuốc với một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến ciprofloxacin và làm cho nó kém hiệu quả hơn hoặc làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ. Dùng NSAID như ibuprofen với ciprofloxacin có thể làm tăng tác dụng phụ về thần kinh, chẳng hạn như co giật và run.

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng acid, bổ sung calci, kẽm hoặc sắt; sucralfate nên dùng ciprofloxacin cách ít nhất 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi dùng các loại thuốc này để tránh làm cho ciprofloxacin kém hiệu quả hơn rất nhiều.

Ciprofloxacin được dùng bằng đường uống, có hoặc không có thức ăn. Không dùng ciprofloxacin với các sản phẩm từ sữa, chất bổ sung dinh dưỡng có chứa calci hoặc nước trái cây có bổ sung canxi. Tuy nhiên, bạn có thể dùng ciprofloxacin cùng với bữa ăn có các loại thực phẩm và đồ uống này.

Tránh thức ăn và đồ uống chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, trà, cola, sô cô la và nước tăng lực, trong khi dùng ciprofloxacin. Sự kết hợp của ciprofloxacin và caffein có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ như mất ngủ, hồi hộp, tim đập thình thịch và lo lắng.

Tránh bị mất nước khi dùng ciprofloxacin, đặc biệt nếu bạn có tiền sử suy thận hoặc bệnh thận. Uống nhiều nước và giữ đủ nước trong khi dùng kháng sinh này.

Tia cực tím

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời kéo dài khi dùng ciprofloxacin. Mặc quần áo bảo hộ, kính râm và kem chống nắng khi ở ngoài trời. Loại kháng sinh này có thể làm tăng độ nhạy cảm với tia cực tím. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị đỏ da, sưng tấy hoặc phồng rộp (như bị cháy nắng).

Tóm lại, dưới góc nhìn của Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng đang giảng dạy cao đẳng Dược Hà Nội cho biết thêm thì Ciprofloxacin có ưu điểm “Phổ kháng khuẩn rộng” bên cạnh đó cũng có những tác dụng không mong muốn và nguy hiểm. Việc sử dụng kháng sinh cần đủ liều và thời gian sử dụng tránh đề kháng kháng sinh. Mong những kiến thức trên được trường Cao đẳng y dược Pasteur giúp bạn sử dụng một cách hợp lý thuốc ciprofloxacin nói riêng và thuốc kháng sinh nói chung.

Exit mobile version